• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP, HƯNG YÊN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cung Chúc Tân Xuân 2022 - CLB Sách và Hành Động THPT Đức Hợp

| Hồn Tết Việt - Thấm đượm vị Tết quê hương |

Theo dòng chảy nhộn nhịp của những ngày cuối năm Tân Sửu 2021, khi mà hương Tết đang len lỏi khắp những con phố nhộn nhịp và các ngõ nhỏ làng quê, CLB SVHĐ đã xây dựng một chuyên mục mới mang tên: “Hồn Tết Việt” - Chào xuân mới Nhâm Dần 2022.

Lên ý tưởng tạo ra chuyên mục này, CLB Sách và Hành Động THPT Đức Hợp không chỉ muốn đưa truyền thống văn hoá dân tộc đến gần hơn với thế hệ trẻ mà thông qua đây chúng tớ rất muốn truyền thêm tình yêu dành cho những nét đẹp truyền thống của tổ tiên, góp một phần nhỏ giúp những giá trị ấy được gìn giữ ngàn đời không mai một. Ở “Hồn Tết Việt”, mọi người sẽ cùng theo chân CLB đi tìm hiểu để biết thêm về những phong tục cổ truyền trong những ngày cuối năm và đầu xuân năm mới của dân tộc Việt trên khắp mọi miền Tổ quốc. Các bạn sẽ hiểu vì sao lại thả cá chép vàng vào 23 tháng Chạp hay vì sao lại là bánh chưng mà không phải bất kỳ loại bánh nào khác,...

Rất mong “Hồn Tết Việt” sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người!

CLB Sách và Hành Động Trường THPT Đức Hợp.

| ✨ Cung Chúc Tân Xuân 🐅 |

Hồn Tết Việt - Phần 3 

🧧CHÚC MỪNG NĂM MỚI - Tết Nguyên Đán NHÂM DẦN 2022 🌸

🐅TẾT HỔ - MẠNH MẼ NHƯ HỔ 🇻🇳

Dù hôm nay đã là mùng 5 tháng Giêng rồi nhưng rất mong những bài viết của CLB Sách và Hành Động vẫn sẽ mang lại cho mọi người nhiều thông tin bổ ích! 

Vậy là một năm nữa đã qua và cả nhà yêu của BnA Đức Hợp lại nhiều thêm một khối kiến thức to ngang ngửa nồi bánh chưng rồi chứ nhỉ! Mà đố các bạn biết nhé, đêm Giao thừa của người Việt ta sẽ có những gì nào? Chỉ có pháo hoa và Táo quân thôi ư? Thế là các bạn chưa nghe đến những phong tục cực kì thú vị trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới dưới đây của người Việt Nam rồi! Hãy cùng BnA Đức Hợp tìm hiểu để mở mang kiến thức nhé!

💖 Và cũng nhân dịp này, CLB Sách và Hành Động Trường THPT Đức Hợp xin kính chúc tất cả mọi người năm mới vui vẻ, hạnh phúc. Chúng ta hãy cùng nhau gạt bỏ tất cả những muộn phiền và khó khăn ở năm cũ để cùng nhau chào đón một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG với thật nhiều niềm vui nhé!

Nguồn tham khảo: edu2review.com, baodansinh.vn

🌸 Lễ cúng Giao thừa 🌸
—-----------------
Một điều đầu tiên và chắc chắn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt chính là lễ cúng Giao thừa. Lễ cúng giao thừa hay lễ Trừ tịch được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Dân gian quan niệm, hệt như dưới trần gian, Thiên đình cũng có tổ chức quan quân trông coi hạ giới. Hàng năm, cứ đến phút giao thừa, Thiên đình sẽ lại đổi mới toàn bộ tổ chức đó, nên thường mỗi gia đình sẽ có một mâm cỗ cúng Trời, để tiễn người cũ, đón người mới, với hy vọng một năm làm ăn yên ổn, mưa thuận gió hoà.
Theo phong tục của dân tộc Việt Nam, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Gia chủ sẽ thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà để mang may mắn đến. Trong nghi lễ này, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện.

🧧 Đi lễ chùa, đình, đền 🧧
—-----------------
Sau khi làm lễ cúng Giao thừa xong, nhiều gia đình sẽ đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, xin quẻ đầu năm hoặc để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình trong năm mới. Hoạt động đi lễ này tùy vị trí xa gần mà có khi diễn ra xuyên suốt hết đêm giao thừa.

🐅 Chọn hướng xuất hành 🐅
—-----------------
Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên, thường là khi đi lễ, người Việt sẽ chọn giờ và hướng xuất hành hợp với năm tuổi và đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm. Ngày nay, theo dòng phát triển của thời đại, người ta vẫn đi lễ nhưng ít người chọn giờ và chọn hướng như trước.

🌱 Hái lộc đầu năm 🌱
—-----------------
Khi đi lễ đình, chùa, miếu, điện, mọi người thường sẽ hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất, Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Ngày nay để tránh những người thiếu ý thức gây phá hoại cây xanh thì tục lệ hái lộc đã có một số biến thể. Thay vì hái lộc cây xanh, người ta có thể đặt những cây cảnh lớn và treo các bao lì xì (bên trong có tiền hoặc lời chúc) để mọi người "hái lộc lì xì".

🏵 Mua muối, mua mía 🏵
—-----------------
Theo quan niệm dân gian, muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn, tình cảm ấm áp trong các mối quan hệ gia đình, người thân. Đầu năm mua muối là hành động để cầu mong cho gia đình cả năm yên ấm, thuận hoà, tình cảm giữa ông bà, cha mẹ với các con cháu hoặc giữa các anh chị em với nhau cũng thêm nồng nàn, đằm thắm. Muối cũng được xem là thứ có thể đem lại may mắn cho con người, tẩy bỏ đi những đen đủi, xú uế của năm cũ, xua đuổi những điều không hay. Chính vì vậy, mua muối vào đầu năm cũng là để cho một năm mới trọn vẹn, may mắn, không bị ảnh hưởng bởi những sự đen đủi của năm cũ.
Nếu như việc mua muối đầu năm mang ý nghĩa vị mặn của muối sẽ giúp xua đuổi những điều kém may mắn trong năm cũ và đem lại sự no đủ, tốt lành trong năm mới thì sự ngọt ngào của cây mía lại có ý nghĩa đem tài lộc, may mắn về cho gia chủ.

🏘 Xông đất (xông nhà) 🏘
—-----------------
Đối với các gia đình muốn tự xông nhà, người ta thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này sẽ tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm.
Còn thường thì người ta sẽ phải nhờ một người trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem đến sự may mắn cho gia đình


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website