Bài dự thi số 1 - Những kỉ niệm sâu sắc về người thầy năm 2020
Có người từng nói: “Tình cảm, nhiệt huyết của thời thanh xuân cũng sẽ phai nhạt dần theo thời gian. Nhưng những kỉ niệm dù vui hay buồn của thời áo trắng thì vẫn còn mãi với thời gian, với lòng người”
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VIẾT “NHỮNG KỈ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU” NĂM 2020
(Ban hành kèm quyết định 2707/QĐ-BGDĐT ngày 26/7/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo)
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Thông tin về tác giả
Họ và tên: Trịnh Thị Thu Hiền
Ngày tháng năm sinh: 23-08-2005
Quê quán: Ngọc Đồng – Ngọc Thanh – Kim Động – Hưng Yên
Địa chỉ công tác, học tập hiện nay: Trường THPT Đức Hợp
Địa chỉ liên lạc: Trường THPT Đức Hợp, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0342656613 gmail: kqdtrinhhien@gmail.com
2. Thông tin về thầy/cô giáo hoặc cơ sở giáo dục đc viết đến trong tác phẩm dự thi
a. Thầy cô giáo
Họ và tên: Nguyễn Tiến Vũ
Ngày tháng, năm sinh: 27-08-1984
Địa chỉ công tác, học tập hiện nay: Trường THPT Đức Hợp, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại, Email(nếu có): 0974082708
b. Cơ sở giáo dục
Tên cơ sở giáo dục: Trường THPT Đức Hợp
Địa chỉ và các thông tin liên lạc: Trường THPT Đức Hợp, xã Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
PHẦN II: TÁC PHẨM DỰ THI
Tên tác phẩm: “Những kỉ niệm sâu sắc về thầy chủ nhiệm và mái trường THPT Đức Hợp”
Nội dung của tác phẩm
Có người từng nói: “ Tình cảm, nhiệt huyết của thời thanh xuân cũng sẽ phai nhạt dần theo thời gian. Nhưng những kỉ niệm dù vui hay buồn của thời áo trắng thì vẫn còn mãi với thời gian, với lòng người. Đối với tôi, những kỉ niệm mà tôi khắc ghi là những kỉ niệm của quãng thời gian chuyển cấp, từ cấp hai sang cấp ba. Với mọi người quãng thời gian này chẳng có gì đặc biệt nhưng với tôi đó lại là một khoảng thời gian thật đặc biệt.
Năm học mới này có lẽ rất khác so với những năm khác. Do tình hình dịch Covid nên bọn tôi được nghỉ dịch một thời gian dài sau đó mới được nhập học. Trong khoảng thời gian ấy, tôi có đủ mọi cung bậc cảm xúc: buồn, háo hức, hồi hộp, …. Thế rồi, tình hình dịch bệnh cũng đã được kiểm soát và tôi cùng các bạn cũng đã được đến ngôi trường mơ ước.
Thật sự khi đứng trước ngôi trường tôi tìm thấy cảm xúc của mình trong trang văn của nhà văn Thanh Tịnh năm nào: “ Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao… Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Lúc đầu, tôi thấy thật khó có thể cân bằng được cảm xúc của chính mình. Tôi không nghĩ mình đã chính thức trở thành một thành viên bé nhỏ trong ngôi trường. Thời gian không đợi chờ một ai. Chớp mắt đã hết bốn năm cấp 2 …
Và những cảm xúc ấy cũng qua đi. Vì càng đi vào khu vực trung tâm của khuôn viên trường, tôi càng ấn tượng với những gì tôi thấy: những hàng cây xòe tán rộng che mát sân trường, các dãy nhà khang trang, sơn mới, như sáng lên dưới ánh nắng mùa thu. Trong cái gió nhè nhẹ, vài chiếc lá khô trên sân trường chạy theo bước chân tôi. Rồi ngày khai giảng cũng đã đến. Đứng dưới sân trường rực rỡ cờ hoa, tôi thấy mình thật trang trọng. Và tôi thấy vinh dự hơn khi được biết trường của chúng tôi được thành lập tháng 9 năm 1979. Trải qua 40 năm, được sự quan tâm các cấp lãnh đạo, các cấp uỷ đảng, chính quyền, của Sở GD-ĐT Hưng Yên, sự ủng hộ, tin tưởng của các bậc phụ huynh, nhà trường đã có cơ sở vật chất ổn định, có đội ngũ nhà giáo giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề. Những năm gần đây, nhà trường đã được Bộ GD-ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên tặng danh hiệu cao quý: Trường chuẩn quốc gia, Bằng Khen, Cờ thi đua và nhiều thành tích khác.
Lớp tôi do thầy Nguyễn Tiến Vũ chủ nhiệm. Thực sự rằng, lúc đầu tôi từng có suy nghĩ, tôi thích chủ nhiệm là giáo viên nữ hơn. Tôi nghĩ rằng nếu là thầy chủ nhiệm thì có lẽ sẽ không tâm lí hiểu học sinh như các cô giáo. Nhưng thời gian đã cho tôi thấy cái suy nghĩ ban đầu của tôi là sai.
Tuần đầu tiên đi học, lớp chúng tôi được phân nhiệm vụ lao động ở sân trường một tuần. Khác với năm cấp 2, chúng tôi sẽ mải mê nói chuyện thì lúc này, thầy đã dạy chúng tôi cách tự quản, phân chia công bằng, không thiên vị nam nữ. Và cũng chính khoảng thời gian một tuần này học sinh chúng tôi cũng biết tự ý thức, nghiêm khắc kiểm điểm và sửa sai. Sau những buổi lao động thầy sẽ đến kiểm tra thay vì lúc nào cũng kè kè bên cạnh chúng tôi. Mệt! Thầy mua nước. Mệt! Thầy kể những câu chuyện cười cho chúng tôi nghe. Khi này thì thầy không còn nghiêm khắc nữa, lúc này thầy như là một người bạn lớn, cùng nhau cười sảng khoái mà không ngại ngần,không e sợ. Thầy thực sự còn tâm lí hơn cả các cô giáo. Tôi thật sự bất ngờ với những gì tôi được trải nghiệm.
Sau một tuần dài làm quen với môi trường học tập thì bây giờ chúng tôi phải đối mặt với một thử thách lớn. Đó chính là hòa mình vào với môi trường và cố gắng phối hợp với việc học một cách tốt nhất để đạt được hiểu quả cao. Đối mặt với những điều mới lạ khác xa với lớp 9 đã được học, chúng tôi hoang mang dưới những bài toán, bài lý, bài hóa hay các môn xã hội. Thầy biết điều đó, và đồng thời đã giúp chúng tôi có một phương pháp học tập thật hiệu quả và chất lượng. Thầy có dự định, sắp xếp rất hợp lí để giúp chúng tôi trở nên tốt hơn. Thầy không ngần ngại trò chuyện với học sinh. Thầy không ngần ngại bỏ ra những thời gian quý giá để tìm hiểu học sinh. Thầy không ngừng quan tâm đến học sinh. Dẫu cho thầy luôn nghiêm khắc, kiểm điểm mọi lỗi lầm của chúng tôi nhưng bọn tôi đều biết thầy đều vì muốn tốt cho chúng tôi. Và trên hết, thầy không ngừng chia sẽ những tri thức sâu rộng và cả về những kinh nghiệm sống cho chúng tôi. Và tôi cũng nhận ra được một điều, quan tâm không nhất thiết phải là cười đùa vui vẻ, không nhất thiết phải là lúc nào cũng ở bên quan tâm và nhắc nhở chúng tôi. Ở đây, chúng tôi nhận được sự quan tâm, khác với những lớp khác, khác với những thầy cô khác, sự quan tâm mà tôi nhận được nhiều vô cùng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đến từ thầy. Đó là sự tận tụy nghiêm khắc chỉ bảo của thầy, đó là sự ân cần, lo lắng cho chúng tôi, không tạo những áp lực đến cho chúng tôi. Quan tâm của thầy là dạy cho chúng tôi kỹ năng kiểm soát những việc làm của cá nhân không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, là cách tự lập, tự chủ, có ý thức trách nhiệm để rồi từ đó hình thành năng lực quản lí bản thân… Những điều này đều là những yếu tố quan trọng để góp phần hình thành một người thành công. Đó là những điều mà bọn tôi thực sự cảm ơn thầy. Hỏi rằng: “Đối mặt với những kiến thức nặng như vậy chúng tôi đã giải quyết thế nào?”. Nó trở nên rất đơn giản sau khi lắng nghe những ý kiến là lời khuyên của thầy đưa ra.
Thầy đã cho tất cả các bạn trong lớp đều một suy nghĩ khác, cái nhìn khác về thầy. Thầy không những sẵn sáng chia sẻ mọi điều mà thầy còn tạo ra môi trường để cả lớp cùng nhau bàn về phương pháp học mới hiệu quả, bàn về cách thức giải quyết một số tình huống cụ thể hằng ngày để chúng tôi tự tin hơn trong cuộc sống và học tập. Mỗi tuần thầy trò cùng nhau thảo luận về một chủ đề về một số tình huống mà chúng tôi gặp trong cuộc sống và trong học tập. Điều này làm tình cảm thầy trò trở nên gắn bó hơn bao hết.
Vâng, sau 3 tuần ngắn ngủi ấy, những chuỗi ngày trôi qua lần lượt rất nhanh nhưng nó lại để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Và chính lúc này, tôi đã thực sự muốn nói rằng: “Cảm ơn thầy! dẫu thời gian ngắn hay dài, em vẫn luôn cảm ơn thầy, cảm ơn thầy đã cho em vỡ lẽ ra được nhiều điều, cảm ơn thầy đã không ngừng quan tâm đến chúng em. Sau tất cả, em vẫn muốn câu nói này ngân lên mãi mãi.”
Còn nhớ những điều tôi tự hỏi bản thân khi đứng trước ngôi trường mến yêu này, và chính bản thân tôi đã đem những thắc mắc vào ngôi trường và tìm lời giải đáp. Chỉ sau ba tuần học ngắn ngủi, tôi không những tìm được những đáp án hài lòng mà khoảng thời gian này lại khắc sâu trong tôi bao điều. Tôi hiểu được, vỡ lẽ ra được sự quan trọng, sự kì diệu mà trường học và người thầy dành cho bản thân tôi cũng như các bạn khác. Mỗi ngày đi qua sẽ là một ký ức trong cuộc đời con người. Với tôi cũng vậy, mỗi ngày được đến trường, được học tập cùng các bạn, cùng thầy cô, được ngồi dưới những bóng cây trên sân trường…đều là một ngày đáng nhớ.