• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP, HƯNG YÊN
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điện lực Kim Động phối hợp cùng nhà trường tuyên truyền về an toàn điện trong nhân dân

Để chủ động ngăn ngừa, giảm nguy cơ cháy nổ và các tai nạn khác do điện gây ra, đặc biệt là trong mùa mưa bão; đồng thời để mọi người dân hiểu rõ cách sử dụng điện an toàn, phòng tránh các tai nạn điện đáng tiếc và hỏa hoạn xảy ra khi sử dụng điện, thời gian qua, ngành Điện đã tô chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản cho người dân nhận thức, nâng cao ý thức cảnh giác và thực hiện “12 biện pháp sử dụng điện an toàn” để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản khi có sự cố về điện.

Sáng ngày 13/5/2019, Điện lực Kim Động phối hợp với nhà trường tổ chức buổi tuyên truyền về an toàn điện. Trong một thời gian ngăn các đồng chí cán bộ Điện lực Kim động đã giúp cho thầy và trò nhà trường hiểu hơn về an toàn điện và cách sử dụng điện an toàn trong gia đình. Kết thúc chương trình Điện lực Kim Động đã trao 5 xuất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi cho học sinh nhà trường, đồng thời tổ chức cho các em giao lưu trả lời câu hỏi tìm hiểu về an toàn điện

Ông Phan Thế Nội,  Giám đốc Điện lực Kim Động trao quà tặng nhà trường

Toàn cảnh buổi tuyên truyền về An toàn điện tại trường THPT Đức Hợp, Kim Động

Ông Bùi Đình Khoa, Cán bộ An toàn điện, ĐLKĐ thuyết giảng về một số biện pháp an toàn điện

Anh Lê Đức Anh, Cán bộ Điện lực Kim Động phát tờ rơi truyền thông về an toàn điện

2 MC chương trình là anh Trương Văn Kiên, Bí thư Đoàn ĐLKĐ và cô giáo Phạm Thị Nguyệt

Học sinh hào hứng tham gia chương trình trả lời câu hỏi về An toàn điện

Ông Đỗ Văn Thanh, PGĐ - Chủ tịch Công đoàn ĐLKĐ trao quà cho học sinh nhà trường

Các biện pháp đề phòng tai nạn điện và hỏa hoạn khi sử dụng điện:

1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện, chỗ nối dây, dây điện trần… để không bị điện giật chết người.

2. Dẫn dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà.

3. Phải lắp cầu dao hoặc áptômát hoặc thiết bị ngắt nhanh ở phía sau điện kế, ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt nhanh dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hỏa do điện.

4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay như (máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay...) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ điện bị rò điện.

5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng: “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.

6. Không để trang thiết bị phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà.

7. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà… có chất lượng kém, vì các thiết bị điện này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người cho người sử dụng, gây phát hỏa trong nhà.

8. Không bắn súng hoặc ném đất đá, thanh, cây kim loại, dây kim tuyến, pháo hoa, vất lạ... vào đường dây điện, trạm điện vì có thể làm chạm chập, đứt dây gây nguy hiểm.

9. Không lắp đặt ăng ten ti vi gần đường dây, trạm điện vì ăng ten có thể ngã đổ vào dây điện, trạm điện gây chạm chập, đứt dây, phóng điện rất nguy hiểm, làm chết người đang tháo lắp ăng ten.

10. Không được tới gần đường dây, trạm điện 15kV, 22kV trong phạm vi 2m (đường dây, trạm điện 110kV trong phạm vi 4m) bằng bất cứ cách gì như: Xây dựng nhà cửa, xây dựng công trình, leo lên mái nhà, sân thượng; leo ra ban-công, lan-can, ô-văng… từ các nhà, công trình ở gần đường dây, trạm điện hoặc đưa đồ vật dài, cần cẩu của xe cẩu… lên gần đương dây điện để phòng ngừa điện giật hoặc bị điện cao thế phóng chết người.

11. Khi trời mưa, giông, bão… không chạm người vào cột điện, dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện.

12. Khi phát hiện trụ điện ngã hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao, hồ… người phát hiện không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn, dùng mọi phương tiện thông tin báo ngay cho Điện lực khu vực.

Bài giảng về An toàn điệm xem tại đây

Bài và ảnh: Thầy Trần Văn Tỏ - Vũ Huế (ĐLKĐ)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website